Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Đừng để sự so sánh cướp mất niềm vui của bạn


Tôi là một người có dày dạn kinh nghiệm trong sự so sánh. Tôi có khuynh hướng hay so sánh mọi thứ, và với kỹ thuật chuyên nghiệp, tôi đã phát triển “kỹ năng” này và áp dụng nó vào nhiều lĩnh vực trong đời sống tôi.  

Tuy nhiện, kỹ năng này không phải lúc nào cũng đẹp lòng Chúa hay có ích lợi gì cho tôi.
Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt. (1 Corinthians 10:23).
So sánh giá cả khi mua sắm thì có ích. Theo dõi và so sánh những năng lực cá nhân mình trong quá khứ để đạt được những mục tiêu cao hơn thì có giá trị. Nhưng so sánh những gì của mình có với những gì người khác có về của cải vật chất thì chẳng có ích lợi hay gây dựng gì cả.
Tôi không nghĩ rằng tôi là người duy nhất sở hữu cái xu hướng hay so sánh này.
  • Chúng ta so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống của những người cũng đã lập gia đình (hay độc thân) như mình.
  • Chúng ta so sánh chỗ ở của mình với chỗ ở của những người bạn mình.
  • Chúng ta so sánh xe cộ của mình với xe cộ của những người đang lái xe kế bên mình ở ngoài đường.
  • Chúng ta so sánh áo quần của mình với áo quần của người khác trong bữa tiệc.
Chúng ta so sánh mình có nhiều (hay ít) tiền so với tiền của người khác.
Tại sao chúng ta làm vậy?
Thật chúng tôi không dám bằng vai hoặc sánh mình với những người kia, là kẻ hay tự phô mình. Nhưng lấy mình đo mình, lấy mình so sánh với mình, thì họ tỏ ra ít trí khôn. (2 Cor 10:12).
Cách sống hay so sánh như thế không phải là mới. thực tế, chúng ta có thể tìm thấy những tấm gương ngay từ lúc ban đầu sáng thế.
Ađam và Eva đã so sánh những gì họ đang có và những gì họ có thể đạt được nếu ăn trái cấm. (Sáng 3:1-7).
(Math 19:16-21). Người trai trẻ giàu có hỏi Chúa Jêsus làm thế nào để có được sự sống đời đời, rồi anh ta so sánh những gì mình đang có với những gì mình phải từ bỏ để được nên trọn vẹn và có của cải trên trời.
Các môn đồ cũng so sánh họ với nhau   “Trong lúc đó, môn đồ lại gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi rằng: Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng?” (Math 18:1).
Hầu như chúng ta có khuynh hướng bẩm sinh là so sánh mình với người khác. Chúng ta ao ước những gì mà mình không có (và xem thường những điều mà mình phước hạnh có được.) chúng ta xem xét người khác có gì, và kết quả là chúng ta không tìm kiếm để có thể hiểu được ý muốn đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho chính đời sống mình.
Không thỏa lòng
Làm sôi sục cái suy nghĩ không thỏa lòng là chiến lược của mọi nhà kinh doanh. Mục tiêu của họ là thuyết phục chúng ta rằng những gì chúng ta hiện đang có đã lỗi thời rồi, không còn thích hợp nữa, và những sản phẩm mà họ đang cố gắng bán cho chúng ta mới chính là thứ mà chúng ta cần. Và họ đã thành công với một số tiền khổng lồ tiêu tốn cho việc mua sắm những thứ “rất cần thiết” đó.
Tôi biết chịu nghèo hèn cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi. (Philip 4:12-13).
Trong tù Phao lô đã chia sẻ rằng sự thỏa lòng thật không tùy thuộc vào những gì chúng ta có hay không có, mà là đến từ mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa Jêsus. Nếu chúng ta cứ so sánh những gì mình “dường như không có” với người khác là người “dường như có mọi thứ” mà mình mong muốn, chúng ta sẽ không bao giờ thỏa lòng. Kết quả là, chúng ta không bao giờ nhận ra chương trình của Đức Chúa Trời dành riêng cho chúng ta, cũng không biết quý trọng những ơn phước mà chúng ta nhận lãnh được từ Ngài.
Đánh giá người khác
Hậu quả của việc so sánh chính mình với người xung quanh là sự đánh giá người khác vô căn cứ. chúng ta chỉ nhìn thấy vật chất mà họ sở hữu, khả năng hay mối quan hệ mà chúng ta đang ao ước và rồi chúng ta rút ra kết luận về người đó, và tự hỏi làm thế nào mà họ có thể đạt được như vậy. chúng ta thắc mắc: “Tại sao họ có mà tôi không có?” “Họ làm gì mà xứng đáng có được điều đó?” “Làm sao để mình có được như họ?”
Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. (Thi thiên 73:25).
Vua Đa-vít có được mọi thứ trên trần gian mà một người có thể ao ước; ông có quyền lực, danh tiếng, cung điện, ảnh hưởng, các mối quan hệ và tiền bạc. Trên hết mọi sự, ông đã nhận ra rằng chẳng có gì trên thế gian này quan trọng hơn hay đáng để ao ước hơn là việc theo Chúa. Đa-vít là một người đẹp lòng Chúa hơn hết, đã khuyên chúng ta hãy tập trung tư tưởng của mình vào những sự thuộc về Chúa hơn là những điều trên trần gian này.
Nếu chúng ta sống một đời sống chuyên tâm về Đức Chúa Trời và mối quan hệ giữa chúng ta và Ngài, chúng ta sẽ không hấp tấp so sánh mình với những người xung quanh và ít đánh giá những gì người khác sỡ hữu hơn.
Tìm kiếm sự hiểu biết
Là con đầu lòng của A-đam và Ê-va, Cain không có gì để so sánh. Tuy nhiên khi em trai A-bên ra đời, đả nảy sinh mối ganh đua giữa hai anh em.
A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5 nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. 6 Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? 7 Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó. (Sáng 4:4-7).
Có phải A bên được ưu ái hơn Ca in không? Tại sao Chúa lại không nhận lễ vật của Cain? Đâu là câu trả lời đúng mà Đức Chúa Trời mong muốn?
Bởi đức tin, A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy; lại cũng nhờ đó dầu người chết rồi, hãy còn nói. (Hê-bơ-rơ 11:4).
Của lễ không được nhậm của Cain là câu trả lời cho sự không công bình và ít đức tin của ông. Đức Chúa Trời đã cho Cain cơ hội để sửa chữa tình thế, vậy mà, thay vì lắng nghe Đức Chúa Trời và nhìn nhận tận đáy lòng mình để tìm kiếm sự thấu hiểu cho sự việc, Cain đã trút cơn giận lên em mình và giết chết A-bên. Cain đổ lỗi cho A bên là nguyên nhân mà Đức Chúa Trời không đẹp lòng.
Bài học cho chúng ta là không phải vì những của cải vật chất mà chúng ta có được hay những của cải vật chất mà chúng ta dâng lên cho Ngài. Ngài không quan tâm đến những vật trên thế gian này hay cách chúng ta so sánh mình với người khác. Điều mà Đức Chúa Trời quan tâm là đức tin và sự công bình của chính chúng ta, không phân biệt ai cả.
Mỗi người phải thử xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng phải tại kẻ khác. (Galati 6:4).
Về phần chúng tôi, chẳng muốn khoe mình quá mực, chỉ theo mực về địa phận mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho chúng tôi tới đến anh em. (2 Cor 10:13).
Thật dễ mà nhìn vào người khác rồi ao ước những gì học có được, đánh giá, hay đổ lỗi cho họ vì sự thất vọng chán nản của mình. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời muốn mỗi người trong chúng ta nhận lấy trách nhiệm cho chính mình. Ngài ban cho chúng ta có cơ hội để đáp ứng theo cách đúng đắn. đừng so sánh mình với người khác, thay vào đó hãy sống theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời cho từng cá nhân chúng ta.
Sau cùng Phao lô đã cho chúng ta những lời khuyên nầy:
Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ 9 và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; (Philip 3:8-9).
 Cliff Young

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét