CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Đề tài: Em là tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời
Câu hỏi | Khái niệm | Tuần |
Em là ai? | Em có một tên riêng Em có ngày sinh nhật | 2 3 |
Em từ đâu đến? | Em có một nơi ở Em có bố và mẹ Em có anh chị em | 4 5 6 |
Điều gì khiến em đặc biệt? | Em có những điều thích/không thích Em có cảm xúc Em đang lớn lên và thay đổi Em giống/không giống các bạn khác về nhiều điều | 7 8 9 10 |
Kế hoạch tháng 7
TRÌNH TỰ BUỔI HỌC | TUẦN 1 | TUẦN 2 | TUẦN 3 | TUẦN 4 |
Chơi tự do/ Giờ khám phá | Giới thiệu về các thầy cô và các bé có mặt Quan tâm đến những bé sợ hãi khi phải rời bố mẹ Sắp xếp chỗ ngồi cho các bé Cho các bé chơi đồ chơi, xếp hình, nặn đất sét. Để các bé tự do lựa chọn đồ chơi. Cho phép trẻ muốn ngồi chơi hay chạy nhảy ở đâu trong phòng tùy thích. | Nếu cần, cô tự giới thiệu lại khi trẻ mới đến. Quan tâm đến những bé sợ hãi khi phải rời bố mẹ Cho các bé chơi đồ chơi, xếp hình, nặn đất sét. Để các bé tự do lựa chọn đồ chơi. | Hãy vui tươi khi chào đón trẻ vào lớp, nếu được, hãy khen ngợi hôm nay trẻ trông thế nào, áo quần trẻ mặc ra sao... Quan tâm đến những bé sợ hãi khi phải rời bố mẹ Cho các bé chơi đồ chơi, xếp hình, nặn đất sét. Để các bé tự do lựa chọn đồ chơi. Phát cho trẻ đeo bảng tên mà trẻ đã làm tuần trước. | Hãy vui tươi khi chào đón trẻ vào lớp, nếu được, hãy khen ngợi hôm nay trẻ trông thế nào, áo quần trẻ mặc ra sao... Quan tâm đến những bé sợ hãi khi phải rời bố mẹ Cho các bé chơi đồ chơi, xếp hình, nặn đất sét. Để các bé tự do lựa chọn đồ chơi. Phát cho trẻ đeo bảng tên mà trẻ đã làm tuần trước. |
Giờ gặp gỡ | Nhóm các em ngồi lại thành vòng tròn trên sàn nhà. Cô tự giới thiệu và chào mừng các em. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” Cố gắng giới thiệu từng em trước cả lớp. Giới thiệu bài hát “Everybody here has a name” | Nhóm các em ngồi lại thành vòng tròn trên sàn nhà. Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” Gọi tên từng em, em nào nghe gọi tên mình thì đứng dậy. “Everybody here has a name” | Nhóm các em ngồi lại thành vòng tròn trên sàn nhà. Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” Giới thiệu bài hát “Where are the boys/girls” | Nhóm các em ngồi lại thành vòng tròn trên sàn nhà. Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” Giới thiệu bài hát “The more we get together” |
Giờ sinh hoạt 1 | Cùng lập nội quy lớp học | Xỏ bảng tên | Cùng làm chiếc bánh sinh nhật | Em là người thế nào |
Hoạt động vui chơi/ chạy nhảy ngoài trời | “Hokey Pokey” Nếu có thể ra sân thì chơi vài trò chơi với banh hoặc cho các em chạy nhảy tự do. | “Name Bingo” | “Name Bingo” “Hokey Pokey” Nếu có thể ra sân thì chơi vài trò chơi với banh hoặc cho các em chạy nhảy tự do. | Biến “Em là người thế nào” thành ra một hoạt động sôi nổi hơn như: cho trẻ chạy/nhảy/lò cò/bò trườn quanh phòng. |
Giờ ăn nhẹ/ Vệ sinh/ giờ nghỉ ngơi yên tĩnh | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. |
Giờ kể chuyện/ôn bài | Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. Ôn lại những việc đã làm trong ngày và trò chuyện về nội quy lớp học mà các em đã cùng soạn với bạn. | Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. Hát bài “Lòng tôi vui vẻ” “Câu chuyện Sáng tạo” | Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. “Câu chuyện sinh nhật” Ôn lại bài học sinh nhật rồi cho trẻ dán “chiếc bánh sinh nhật” lên tường | Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. Ôn lại bài học về giới tính, giới thiệu bài hát “Where are the boys/girls?” Khi hát phần “Where are the boys?” thì các bé trai đứng lên vẫy tay. Tương tự với các bé gái. |
Tuần 1
Cùng lập nội quy lớp học
Mục tiêu:
- Cho trẻ làm quen với trình tự buổi học
- Thiết lập nội quy lớp học dựa trên sự hiểu biết của trẻ về các quy định an toàn và trật tự.
Vật liệu:
- Giấy
- Bút lông
Tiến hành:
- Nói cho trẻ biết rằng các nội quy được lập ra để giữ cho chúng ta an toàn và khiến cho mọi thứ có trật tự.
- Khuyến khích trẻ suy nghĩ về những nội quy có thể đặt ra cho lớp học. Đưa ví dụ.
- Viết những nội quy xuống tờ giấy. Nếu có thể trình bày nội quy đó bằng hình ảnh thì trẻ sẽ dễ hiểu hơn.
- Cùng trẻ ôn lại những nội quy và để trẻ tự đưa ra các cách giải quyết.
Tuần 2
Xỏ bảng tên
Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết tên mình
- Phát triển các kỹ năng vận động khéo léo qua việc xâu xỏ
Vật liệu:
- Giấy bìa
- Bấm lỗ
- Sợi dây
- Bút lông
Tiến hành:
- Chuẩn bị cho mỗi em một bảng tên – dùng viết lông viết tên lên tấm bìa. Bấm lỗ trên những chữ cái của tên.
- Phát bảng tên cho trẻ
- Nói cho trẻ biết đó là tên của con. Giải thích rằng từng tên của trẻ đều rất đặc biệt, giống như tên Jesus rất đặc biệt.
- Cho mỗi em một sợi dây. Nếu được, mua dây nhiều màu cho các em chọn lựa màu mình thích. Gút đầu sợi dây để khi xỏ không bị tuột ra.
- Hướng dẫn các em xỏ bảng tên của mình.
- Có thể bấm lỗ trên đầu bảng tên rồi xỏ dây cho các em đeo vào.
|
Tuần 3
Cùng nhau làm chiếc bánh sinh nhật
Mục tiêu:
- Giải thích khái niệm về tuổi
- Cho trẻ làm quen với ngày sinh nhật
- Phát triển kỹ năng vận động khéo léo qua việc nặn đất sét
- Kích thích óc sáng tạo qua hoạt động nghệ thuật và làm thủ công
Vật liệu:
- Đất nặn làm từ bột mì, muối và nước (có thể cho thêm tartar thì để được lâu hơn)
- Dĩa giấy nhỏ hoặc dĩa cắt từ giấy bìa cứng.
- Khuôn nặn đất sét và các dụng cụ khác để nặn.
- Những que ngắn giả làm đèn cầy sinh nhật
Tiến hành:
- Trò chuyện về ngày sinh nhật và tuổi. Nói cho trẻ biết rằng mỗi năm thì trẻ lớn thêm lên và ngày sinh nhật là một ngày đặc biệt đáng nhớ.
- Nói với trẻ hôm nay trẻ sẽ tự mình làm một chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn. Nếu cần thì hướng dẫn trẻ cách nhào nặn đất sét. Tuy nhiên, đừng nặn dùm cho trẻ.
- Cho trẻ trang trí “chiếc bánh” bằng khuôn nặn hoặc các dụng cụ khác. Bạn có thể chuẩn bị những khuôn nhỏ cắt hình bông hoa, lá, trái tim... để trang trí chiếc bánh.
- Hỏi từng trẻ có biết con mấy tuổi không. Phát cho trẻ số “đèn cầy sinh nhật” tương ứng với số tuổi.
- Chưng bày tác phẩm của trẻ ở một góc đặc biệt trong phòng học.
Tuần 4
Em là người thế nào?
Mục tiêu:
- Nhận biết sự khác biệt giới tính
- Nhận ra những đặc điểm riêng biệt của bạn trai và bạn gái
- Nhận biết giới tính của chính mình
Vật liệu:
- Bức tranh bé trai
- Bức tranh bé gái
Tiến hành:
- Lần lượt giơ từng bức tranh lên. Khi giơ bức tranh bé trai, bảo các bé trai đứng lên. Tương tự với các bé gái.
- Đính 2 bức tranh lên 2 phía bức tường đối diện nhau.
- Tập hợp các em ở chính giữa phòng.
- Bảo các em chạy đến đứng ở bức tranh nào có giới tính giống mình.
Kế hoạch tháng 8
TRÌNH TỰ BUỔI HỌC | TUẦN 5 | TUẦN 6 | TUẦN 7 | TUẦN 8 |
Chơi tự do/ Giờ khám phá | Cố gắng làm nhiều loại tranh xếp hình bằng các vật liệu khác nhau để trẻ tự do lựa chọn khi mới đến. Làm một “góc gia đình” nhỏ có vật dụng nhà bếp bằng đồ chơi, trái cây rau củ nhựa, áo quần cũ, và búp bê để trẻ chơi “gia đình” (Góc này kết hợp trong bài học về gia đình) | Phát triển góc chơi “gia đình”, cung cấp những bộ đồ riêng biệt dành cho bố, mẹ và con cái. Tốt nhất là dùng những bộ đồ hay giày dép cũ của bạn giả làm đồ cho bố mẹ. Khuyến khích các em chơi đóng vai trong “góc gia đình” | Khuyến khích các em chơi đóng vai trong “góc gia đình” Vẫn có những vật liệu khác nhau cho các em chọn lựa để chơi. (Ví dụ như: xé giấy, bút màu sáp để nguệch ngoạc, xếp hình, nặn đất sét...) | Khuyến khích các em chơi đóng vai trong “góc gia đình” Vẫn có những vật liệu khác nhau cho các em chọn lựa để chơi. (Ví dụ như: xé giấy, bút màu sáp để nguệch ngoạc, xếp hình, nặn đất sét...) |
Giờ gặp gỡ | Bạn có thể đánh dấu chỗ ngồi cho giờ gặp gỡ bằng cách viết tên các em- dùng bút lông dầu viết tên lên những miếng băng keo giấy dày. Không những các em sẽ nhận ra chỗ ngồi của mình mà còn làm quen với mặt chữ của tên mình. Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” | Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” Giới thiệu bài hát “The more we get together” | Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” “The more we get together” | Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” “The more we get together” |
Giờ sinh hoạt 1 | Em sống trong một ngôi nhà | Em yêu Bố | Em yêu Mẹ | Em chơi vui vẻ với anh chị em |
Hoạt động vui chơi/ chạy nhảy ngoài trời | Trò chơi “Nhảy về nhà” 1. Chuẩn bị hai ngôi nhà bằng giấy cạt tông, một nhà lớn và một nhà nhỏ. 2. Dán hai ngôi nhà trên sàn cách xa nhau một chút. | Trò chơi “Nhảy về nhà”, lần này thay đổi động tác thành bò, chạy hoặc những động tác khác. | Cho các em chơi nước ở ngoài sân. Cung cấp cho các em xô đồ chơi, muỗng, vá, ca, và các món đồ chơi dùng chơi với nước. Các em phải có áo quần để thay sau khi chơi. Cũng nên đặt ra những nội quy trước khi cho các em ra sân chơi với nước. | Chơi những trò chơi đơn giản với banh ở ngoài sân. Nếu có sân rộng thì cho các em chạy nhảy tự do. |
Giờ ăn nhẹ/ Vệ sinh/ giờ nghỉ ngơi yên tĩnh | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. |
Giờ kể chuyện/ôn bài | Nhắc lại những gì đã học về gia đình mà các em bày tỏ ra trong giờ sinh hoạt. | Cho trẻ xem tranh một người bố. Trò chuyện về vai trò của người bố trong gia đình, bằng một câu chuyện đơn giản do cô tự kể: 1.Mô tả một ngày bình thường của bố. Phải kể sát với thực tế hoàn cảnh chung của các em. 2.Làm nổi bật ý người bố bảo vệ cho vợ con ra sao, là người chu cấp cho cả gia đình. 3.Nói rằng Đức Chúa Trời tạo nên người bố để yêu thương, bảo vệ và hướng dẫn các em. | Cho trẻ xem tranh một người mẹ. Trò chuyện về vai trò của người mẹ trong gia đình, bằng một câu chuyện đơn giản do cô tự kể: 1.Mô tả một ngày bình thường của mẹ. 2.Làm nổi bật ý người mẹ chăm sóc cho chồng con ra sao, phục vụ cho nhu cầu của gia đình, và dẫn dắt gia đình đến gần Đức Chúa Trời. 3.Nói rằng Đức Chúa Trời tạo nên người mẹ để yêu thương, bảo vệ và hướng dẫn các em. | Cùng trẻ làm “Bức tranh gia đình”: 1.Chuẩn bị sẵn hình người bố, người mẹ, anh và chị trong gia đình (cắt từ giấy thủ công). 2.Hỏi từng em xem trong gia đình em có mấy người. Trước đó cô phải tìm hiểu để xem trẻ có trả lời đúng không. 3.Phát cho trẻ những hình tùy theo số người trong gia đình trẻ. 4.Cho trẻ dán hình vào bức tranh. |
Tuần 5
Em sống trong một ngôi nhà
Mục tiêu:
- Giải thích khái niệm ngôi nhà
- Phát triển cho trẻ nhận thức về ngôi nhà của mình
- Phát triển kỹ năng vận động khéo léo qua hoạt động nghệ thuật và làm thủ công
Vật liệu:
- Que kem (nhiều màu càng tốt), có thể dùng que tính
- Giấy trắng
- Hồ dán
- Bút màu
Tiến hành:
- Trò chuyện về ngôi nhà của em. Nói cho trẻ biết rằng Đức Chúa Trời ban cho em ngôi nhà để em có một nơi ở cùng với gia đình em và em được an toàn.
- Khơi dậy sự hứng thú của trẻ, nói rằng hôm nay các con sẽ được “xây dựng” một ngôi nhà bằng giấy và que.
- Cho trẻ dựng một ngôi nhà bằng cách dán những que kem lên tờ giấy.
- Nên khuyến khích trẻ dựng những mẫu nhà khác nhau, không nhà em nào giống nhau hết. Giáo viên đừng có sửa sai trẻ hoặc làm dùm trẻ, mà phải để trẻ tự do phát huy tính sáng tạo. Nên cổ vũ trẻ nỗ lực hết mình và hãy hào phóng những lời khen ngợi với trẻ.
- Cho trẻ vẽ hình những người cùng sống với trẻ trong ngôi nhà đó.
- Trưng bày tác phẩm của trẻ quanh phòng học.
Tuần 6
“Con yêu Bố”
Mục tiêu:
- Nhận biết những điểm đặc biệt của một người cha
- Mô tả vai trò của người cha trong gia đình
- Phát triển kỹ năng vận động khéo léo qua việc vẽ tranh và tô màu
Vật liệu:
- Bức tranh hoặc hình vẽ một người cha
- Giấy trắng
- Bút lông
- Bút màu sáp
Tiến hành:
- Cho cả lớp xem tranh hoặc hình vẽ một người cha. Hình người cha đó cần phải giống đa số với cha các em trong lớp. Ví dụ không nên đưa hình người cha mắt xanh mặc đồ vest nếu như đa số cha các em là nông dân hay đánh cá.
- Hỏi xem các em gọi cha bằng gì. Hỏi xem các em có biết tên của cha mình không.
- Gợi ý cho các em trò chuyện về cha của mình và những việc mà cha thường làm. Ghi chú những câu trả lời của từng em. Nhắc cho các em rằng người cha là một người đặc biệt từ Đức Chúa Trời ban cho.
- Vẽ cho từng em một hình người cha đơn giản trên giấy. Phát cho mỗi em một tờ.
- Cho các em tô màu hình vẽ. Rồi bảo các em vẽ thêm những thứ mà cha em hay dùng lúc ở nhà hay đi làm xung quanh tờ giấy. Các em tự đặt tên cho bức tranh tùy ý.
- Viết câu “Con yêu bố” trên tác phẩm rồi cho các em đem về nhà tặng bố.
Tuần 7
“Con yêu mẹ”
Mục tiêu:
- Nhận biết những điểm đặc biệt của một người mẹ
- Mô tả vai trò của người mẹ trong gia đình
- Phát triển kỹ năng vận động khéo léo qua việc vẽ tranh và tô màu
Vật liệu:
- Bức tranh hoặc hình vẽ một người mẹ
- Giấy trắng
- Bút lông
- Bút màu sáp
Tiến hành:
- Cho cả lớp xem tranh hoặc hình vẽ một người mẹ. Hình người mẹ đó cần phải giống đa số với mẹ các em trong lớp. Ví dụ không nên đưa hình người mẹ mặc áo dài nếu như đa số mẹ các em là nội trợ hay buôn bán.
- Hỏi xem các em gọi mẹ bằng gì. Hỏi xem các em có biết tên của mẹ mình không.
- Gợi ý cho các em trò chuyện về mẹ của mình và những việc mà mẹ thường làm. Ghi chú những câu trả lời của từng em. Nhắc cho các em rằng người mẹ là một người đặc biệt từ Đức Chúa Trời ban cho.
- Vẽ cho từng em một hình người mẹ đơn giản trên giấy. Phát cho mỗi em một tờ.
- Cho các em tô màu hình vẽ. Rồi bảo các em vẽ thêm những thứ mà mẹ em hay dùng lúc ở nhà hay đi làm xung quanh tờ giấy. Các em tự đặt tên cho bức tranh tùy ý.
- Viết câu “Con yêu mẹ” trên tác phẩm rồi cho các em đem về nhà tặng mẹ.
Tuần 8
Em chơi vui vẻ với anh chị em
Mục tiêu:
- Giải thích khái niệm anh chị em
- Tập đếm thuộc lòng
Vật liệu:
- Giấy trắng hoặc giấy lịch cũ
- Bút lông bảng
- Giấy màu
- Kéo
- Keo dán
Tiến hành:
- Kiểm tra xem các em có biết anh chị em của mình không. Hỏi các em có biết anh chị em mình không. (Bạn có thể tìm hiểu trước bằng cách hỏi cha mẹ các em)
- Gợi ý cho các em trò chuyện về anh chị em và những việc mà các em thường làm cùng anh chị em của mình. Ghi chú những câu trả lời của từng em. Nhắc cho các em rằng anh chị em là những người đặc biệt từ Đức Chúa Trời ban cho.
- Dùng giấy trắng và bút lông, kẻ sẵn một bảng để các em có thể điền số anh chị em của mình vào.
Ví dụ:
| Em chơi vui vẻ với anh chị em |
Nguyên | |
Nga | |
Ngôn | |
- Phát cho các em những con búp bê bằng giấy màu xanh tùy theo số anh em trai mà các em có. Cho các em dán từng con búp bê vào bảng.
- Phát cho các em những con búp bê bằng giấy màu hồng tùy theo số chị em gái mà các em có. Cho các em dán từng con búp bê vào bảng.
- Cho các em đếm số búp bê trên bảng.
Kế hoạch tháng 9
TRÌNH TỰ BUỔI HỌC | TUẦN 9 | TUẦN 10 |
Chơi tự do/ Giờ khám phá | Làm tranh xếp hình đđồ chơi bằng các vật liệu khác nhau và đất nặn tự làm để trẻ tự do lựa chọn khi mới đến. | Làm tranh xếp hình đđồ chơi bằng các vật liệu khác nhau và đất nặn tự làm để trẻ tự do lựa chọn khi mới đến. |
Giờ gặp gỡ | Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” “The more we get together” | Chào mừng các em và hướng dẫn các em chào đáp lại. Hát những bài chào mừng sôi động như: “Hello, hello, hello” “Good morning” “Where are the boys/girls” “The more we get together” |
Giờ sinh hoạt 1 | Em cảm thấy vui/buồn/giận dữ khi... (phần 1) | Em cảm thấy vui/buồn/giận dữ khi... (phần 2) |
Hoạt động vui chơi/ chạy nhảy ngoài trời | Giới thiệu bài hát “If you’re happy”. Sáng tạo thêm nhiều động tác cho trẻ cùng làm khi hát bài này. | Giới thiệu bài hát “If you’re happy”. Sáng tạo thêm nhiều động tác cho trẻ cùng làm khi hát bài này. |
Giờ ăn nhẹ/ Vệ sinh/ giờ nghỉ ngơi yên tĩnh | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. | Cho các em ngồi xuống nghỉ ngơi và chuẩn bị giờ ăn nhẹ. Sau bữa ăn, cho các em đánh răng và thay áo quần nếu bị dơ bẩn. Vặn nhỏ đèn cho các em nằm xuống hoặc ngồi yên cho giờ tĩnh lặng. |
Giờ kể chuyện/ôn bài | Nói cùng trẻ rằng chúng ta vui khi chúng ta được làm những điều mình thích, buồn khi chúng ta trải qua những điều mà mình không muốn phải trải qua, và giận dữ khi có điều gì xảy đến không theo ý mình thích. | Nói cho trẻ rằng Đức Chúa Trời ban những cảm xúc cho chúng ta để khiến cho từng người trở nên đặc biệt. Chúng ta cảm thấy vui/buồn/giận dữ vì những sự việc và những người khác nhau ở xung quanh ta. |
Tuần 9/10
Em cảm thấy vui/buồn/giận dữ
Mục tiêu:
- Nhận ra những cảm xúc khác nhau
- Giúp trẻ nhận ra cảm xúc của chính mình
Vật liệu:
- Tranh những khuôn mặt bày tỏ những cảm xúc khác nhau
Tiến hành:
- Chuẩn bị những bức tranh biểu lộ những cảm xúc khác nhau. Mỗi tuần chỉ giới thiệu 3 cảm xúc thôi.
- Trò chuyện về những cảm xúc. Hỏi xem trẻ thường nhìn thấy những cảm xúc nào. Giải thích rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta có những cảm xúc đó.
- Cho vài em xung phong đứng trước lớp cầm những bức tranh vẽ cảm xúc. Cô giáo diễn tả một loại cảm xúc vui/buồn/giận dữ nào đó. Em nào đang cầm bức tranh thể hiện cảm xúc đó thì bước lên phía trước một bước. Cả lớp kiểm tra xem đúng chưa.
- Chơi tiếp với các em xung phong khác đến khi em nào cũng được lên hoặc đến khi các em không hứng thú chơi nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét