Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Bài dạy thiếu nhi quyển 9 (Tân ước)





HOÄI THAÙNH LIEÂN HÖÕU CÔ ÑOÁC

BAØI DAÏY
THIEÁU NHI

QUYEÅN 9



Daønh cho Giaùo vieân
Löu haønh noäi boä



TOÅNG QUAÙT BAØI DAÏY THIEÁU NHI
QUYEÅN 9

Baøi soá
Baøi hoïc
Kinh Thaùnh tham khaûo
Caâu goác
Baøi haùt
Sinh hot
1
PHÉP LẠ HÓA BÁNH
Mác 6:30-44
Mác 6:37
Khi bàn tay dâng lên
Thủ công: Giỏ bánh và cá; Dây chuyền bánh và cá; Trò chơi: Bánh và Cá

2
CHÚA JÊSUS ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN
Math 14:23
Thi thiên 56:11a
Ai đi trên mặt nước?
Làm vòng xoay “Chăm xem Chúa Jêsus”
3
MỘT ĐÁM TANG VUI
Luca 7:11-17
Luca 7:14b
Tạ ơn Chúa không thôi

4
SỰ HÓA HÌNH
Math 17:1-9
Ma-thi-ơ 17:2

Thủ công: Hình Chúa Jêsus chiếu sáng

5
TÌM THẤY ĐỒNG TIỀN TRONG MIỆNG CÁ
Ma-thi-ơ 17: 24-27
I Phi-e-rơ 5:7

Trò chơi: CÂU CÁ; Thủ công: Đồng tiền trong miệng cá


6
THA THỨ CHO NGƯỜI
Ma-thi-ơ 18: 21-35

Cô-lô-se 3:13b

Sẵn sàng tha thứ

7
MƯỜI NGƯỜI PHUNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH
Lu-ca 17:11-19

Thi thiên 103:2b
Người biết ơn
Vẽ hình 10 người phung bằng dấu in hai bàn tay; Làm rối que; Làm quyển sổ “Cám ơn”
8
NGƯỜI PHA-RI-SI VÀ NGƯỜI THÂU THUẾ
Lu-ca 18: 9-14
Lu-ca 18: 13
Có Chúa

9
NGƯỜI SA-MA-RI NHÂN LÀNH
Luca10: 25-27

Rô ma 12:10a

Người ngoại bang nhân từ
Thủ công: Bàn tay giúp đỡ; Đóng kịch
10
LỜI CẦU XIN ÍCH KỶ
Ma-thi-ơ 20: 20-28
Ma-thi-ơ 20: 26b
Hăng say phục vụ

11
VIỆC NÀO TỐT HƠN
Lu-ca 10:38-42
Lu-ca 10: 42
Người làm – người nghe
Đóng kịch; Trò chơi: Chạy đua “Ma-thê và Ma-ri”
12
BỮA TIỆC TẠI NHÀ NGƯỜI PHARISI
Lu-ca 14: 1-14
Lu-ca 14:11


13
OÂn taäp





Bài 1:Phép lạ hóa bánh
Kinh Thánh: Giăng 6:1-15, Mác 6:30-44
Mục đích: Dạy em biết dâng hiến cho Chúa
Câu gốc: Chính các ngươi phải cho họ ăn. (Mác 6:37)
Kể chuyện:







Có nhiều người thích được nghe Chúa Jêsus dạy dỗ, cũng có nhiều người từng thấy các phép lạ Chúa làm cho những kẻ bệnh nên mới đến với Ngài.
Một ngày kia, Chúa Jêsus thấy đoàn dân đông theo Ngài thì động lòng thương xót vì họ như chiên không có người chăn. Chúa bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều. Chúa dạy thật hay, thật dễ hiểu nên người ta nghe hoài không chán. Chẳng bao lâu, trời đã chiều, các môn đồ đến gần Chúa mà thưa rằng: “Chỗ này rất vắng vẻ và trời đã chiều rồi, xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng gần đây mà mua đồ ăn.”
Nhưng Chúa Jêsus phán  rằng: “Chính các ngươi phải cho họ ăn”. Môn đồ thưa: “Thầy ơi, chúng ta phải đi mua đến hai trăm đơ-ni-ê bánh để cho họ ăn hay sao?” (Giải thích cho em biết: một đơ-ni-ê là tiền lương của một ngày làm việc – Math 20:2)
Chúa Jêsus hỏi: “Các ngươi có bao nhiêu bánh, hãy đi xem thử”. Một môn đồ tên là Anh-rê em của Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: “Đây có một đứa con trai có năm cái bánh và hai con cá, nhưng đông người dường nầy thì ngần ấy có thấm vào đâu!”
Chúng ta không biết em bé trai này tên gì nhưng em là một người rộng rãi, biết chia sẻ những gì mình có cho người khác. Em bé trai đó có thể giấu phần lương thực để ăn một mình, nhưng không, em đã đem dâng hết cho Chúa, không giữ lại một cái bánh hay một con cá nào. Em đã vui vẻ, nhanh nhẹn đưa cả phần ăn của mình cho Chúa. Thế rồi chuyện gì đã xảy ra các em biết không?
Ngài truyền cho môn đồ bảo tất cả ngồi xuống trên thảm cỏ. Ai nấy đều nhìn xem Chúa Jêsus. Ngài đứng giữa họ, cầm lấy phần bánh và cá, ngước mắt lên tạ ơn Đức Chúa Trời, rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ. Môn đồ phân phát cho đoàn dân, lại cũng chia cá cho họ nữa. Ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.
Mọi người vừa ăn vừa ca ngợi Chúa về quyền năng lạ lùng của Ngài, họ thán phục: “Ồ, ước chừng hơn năm ngàn người ăn chứ không phải ít! Thật là một phép lạ lớn lao mà Chúa Jêsus vừa làm cho chúng ta.” Các môn đồ lượm phần bánh còn dư lại, được mười hai giỏ đầy.
Hơn ai hết, em bé trai này vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ và cảm động. Đối với em, đây là một ngày thật đặc biệt. Em nôn nao khi nghĩ rằng lúc về nhà mình sẽ kể cho nhiều người nghe điều kỳ diệu mình đã chứng kiến: Chỉ với năm cái bánh và hai con cá ít ỏi thôi mà Chúa Jêsus đã cho năm ngàn người ăn vẫn còn dư!
Chúa Jêsus không chỉ là một bậc thầy giảng dạy hay mà Ngài chính là Đức Chúa Trời, Đấng tạo hóa. Chính Ngài đã tạo dựng nên cả vũ trụ này, muôn loài vạn vật trong đó có loài người chúng ta. Vì thế, chúng ta phải tôn thờ Ngài và chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi. Chúng ta cũng phải dâng hiến cho Ngài những điều quý giá, dù có thể đó chỉ là điều nhỏ bé. Chúa sẽ dùng điều chúng ta dâng cho Ngài để mang lại lợi ích cho nhiều người. Khi dâng hiến cho Chúa, chúng ta sẽ không bị mất mát hay thiệt thòi, trái lại sẽ được hưởng nhiều phước lành từ nơi Chúa.
Câu hỏi:
1.      Ai đã dâng cho Chúa năm cái bánh và hai con cá?
2.      Chúa đã làm gì với số lương thực ít ỏi đó?
3.      Đoàn dân đông ước chừng bao nhiêu người?
4.      Sau khi mọi người ăn no nê, còn thừa bao nhiêu giỏ bánh?
5.      Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
Bài hát: Khi bàn tay dâng lên
1.Ðây đoàn dân đông đang đói mệt,
Bàn tay này trông thật nghèo nàn.
Duy còn đây năm chiếc bánh mì và cá chỉ một cặp thôi.

2. Trao vào tay Jêsus tiếc gì?
Bàn tay này nay được đầy tràn.
Nhanh nhẹn vui phân phát bánh rồi.
Mười mấy giỏ đầy còn dư.
Trò chơi:
Chuẩn bị: một tô đựng bánh hình con cá (hoặc kẹo dẻo hình cá), chén nhỏ và muỗng nhựa cho 2 tổ (hoặc hơn nếu lớp đông)
Chia lớp ra thành từng tổ 4-6 em, phát cho mỗi tổ một chén nhỏ và một muỗng nhựa. Các tổ đứng xếp hàng dọc, để tô bánh phía trước, chén nhỏ của tổ phía cuối hàng. Khi cô hô: “Bắt đầu”, lần lượt từng em lấy muỗng xúc bánh cá, đi đến đổ vào chén nhỏ của tổ mình, rồi đưa muỗng cho em kế tiếp. Cứ chơi cho đến hết tô bánh, xem tổ nào múc được nhiều bánh hơn. Rồi các em cùng nhau ăn bánh vừa xúc được.
Thủ công: Giỏ bánh và cá
Gấp hình chiếc giỏ, cho các em ghi tên mình trên giỏ. In hình năm cái bánh và hai con cá cho từng em tô màu rồi cắt ra, bỏ vào giỏ mang về.
      

Dây chuyền bánh và cá: cọng dây len, 5 khúc ống hút (màu tùy thích) hoặc cọng nui, 2 con cá bằng bìa. Xỏ 5 cái bánh và 2 con cá thành sợi dây chuyền.


 Ôn câu gốc: Tô màu rồi cắt rời từng ô, cho các em ráp thành câu gốc. Có thể làm 2 bộ, chia lớp ra 2 tổ để thi đua xem tổ nào xếp nhanh hơn.

Trò chơi: Bánh và Cá
Cách làm: in hai bảng của trò chơi lên giấy A4, dán ráp 2 tờ lại với nhau, ép plastic để giữ được lâu hơn, in hình bánh và cá (nhiều tùy theo số người chơi)
Cách chơi: Khi đi hết một vòng, ai đến đích trước và có được nhiều bánh và cá nhất thì thắng.
 

Bài 2: CHÚA JÊSUS ĐI BỘ TRÊN MẶT BIỂN
Kinh Thánh: Math 14:23; Mác 6:45-52
Câu gốc: Tôi đã để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ chi. Thi thiên 56:11a
Mục đích: Dạy em hết lòng tin cậy nơi Chúa vì Ngài là Đấng luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ em.
Kể chuyện:
Chìm hay nổi – Chuẩn bị một số đồ vật nhỏ và một tô nước. Cho các em đoán thử xem từng vật sẽ chìm hay nổi trên nước. Hỏi các em một người có thể đứng hoặc đi nổi trên mặt nước được không, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người đứng trên mặt nước.
Các em đã được đi biển bao giờ chưa? Tại sao các em thích đi biển? (cho vài em trả lời) Được ngắm cảnh đẹp của biển, ngắm những chiếc thuyền, lại được tắm biển nữa, thật là thích phải không các em?
Bữa nay cô sẽ kể cho em nghe một câu chuyện có liên quan đến thuyền và biển được chép trong Kinh Thánh sách Ma-thi-ơ đoạn 14.
Một ngày kia, sau khi làm phép lạ hóa bánh cho năm ngàn người ăn xong, Chúa truyền cho đoàn dân ra về. Rồi Ngài bảo các môn đồ xuống thuyền qua trước bờ bên kia. Còn Chúa thì đi lên núi để cầu nguyện.
Môn đồ vâng lời Chúa, họ đã chèo ra giữa biển rồi, bỗng nhiên gió thổi mạnh và ngược, làm sóng lớn vỗ vào thuyền, khiến các môn đồ chèo rất cực nhọc.  Khoảng 3 giờ sáng, trong lúc các môn đồ đang vất vả chèo chống, bỗng từ xa có một bóng trắng di chuyển trên mặt nước tiến đến gần thuyền. Họ sợ hãi la lên: “Ma, ma kìa!” nhưng rồi họ nghe tiếng quen thuộc của Chúa phán với họ: “Các ngươi hãy yên lòng, ấy là ta đây, đừng sợ!”
Khi đã biết ấy là Chúa rồi thì các môn đồ không còn sợ hãi nữa, nhưng họ rất kinh ngạc vì họ chưa hề thấy một người đi trên mặt nước bao giờ. Phi-e-rơ nhanh nhảu: “Thưa Chúa, nếu phải là Chúa xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Ngài”. Chúa Jêsus phán rằng: “Hãy lại đây!”
Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống, đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus. Các môn đồ khác đều nhìn chăm chú trong sợ hãi và yên lặng. Phi-e-rơ đã đi được trên mặt nước giống như Chúa Jêsus một cách an toàn. Nhưng thình lình có một cơn gió mạnh khiến sóng lớn ập đến. Phi-e-rơ rời mắt khỏi Chúa để nhìn cơn sóng, ngay lập tức ông bị chìm xuống nước. Phi-e-rơ sợ hãi la lên: “Chúa ơi, xin cứu lấy tôi” Tức thì Chúa Jêsus giơ tay ra nắm lấy ông. Chúa phán: “Sao ngươi không tin cậy ta? Sao lại nghi ngờ?”
Chúa Jêsus cùng Phi-e-rơ lên thuyền rồi thì gió yên lặng. Các môn đồ quỳ xuống dưới chân Chúa Jêsus cách cung kính mà thưa rằng: “Ngài thật là Con Đức Chúa Trời!”
Một lần nữa các môn đồ lại được chứng kiến điều kỳ diệu mà Chúa Jêsus làm. Phi-e-rơ không thể đi trên mặt nước giống như Chúa được, nhưng vì Chúa truyền bảo ông và ông tin cậy nơi Chúa. Tuy nhiên khi mắt ông không nhìn nơi Chúa mà nhìn vào sóng gió thì mới bị chìm xuống.
Các em ơi, chúng ta phải luôn luôn tin cậy nơi Chúa. Khi chúng ta làm những điều Chúa muốn thì đừng bao giờ sợ hãi, đừng nhìn vào những điều xảy ra chung quanh mình, nhưng hãy nhìn xem Chúa và hoàn toàn tin cậy nơi Ngài, vì Chúa là Đấng luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.
Câu hỏi:
1.      Sau khi Chúa bảo môn đồ chèo thuyền qua bờ bên kia trước thì Ngài đi đâu?
2.      Trong lúc vượt biển, chuyện gì đã xảy ra cho các môn đồ?
3.      Chúa Jêsus đến với môn đồ bằng cách nào?
4.      Phi-e-rơ xin Chúa điều gì?
5.      Tại sao Phi-e-rơ bị chìm xuống?
6.      Các môn đồ xưng Chúa Jêsus là ai?
7.      Em học được gì qua bài học trên?
Bài hát: Ai đi trên mặt nước?
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Đố biết ai từng đi trên nước?
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Giê-xu – Chúa ban an bình.
Bao cơn gió kéo thuyền trôi theo sóng, sóng to hung hăng trong gió lớn, lòng người lo lắng.
Mong sao thoát chốn hiểm nguy gian khó, kìa có bóng trắng tiến tới đi trên mặt hồ.
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Đố biết ai từng đi trên nước?
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Giê-xu – Chúa ban an bình.
Khi nghe tiếng: Chớ sợ hay lo lắng, có ta đây thương yêu dẫn dắt, đừng lo đơn chiếc”.
Phi-e-rơ bước tới chân đi trên sóng, rồi bỗng thấy khiếp quá, bước chân ông bị sụp.
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Đố biết ai từng đi trên nước?
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Giê-xu – Chúa ban an bình.
Chúa đưa cánh tay đỡ ông đứng vững. Ông biết duy Chúa uy nghi có quyền phép.
Ngay khi Chúa Jêsus với Phi-e-rơ bước lên thuyền sóng gió biến liền.
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Đố biết ai từng đi trên nước?
Đố biết ai truyền sóng gió yên lặng? Giê-xu – Chúa ban an bình.
An tâm – Chúa bên con hoài. An tâm – Chúa bên con hoài.

Thủ công: làm vòng xoay “Chăm xem Chúa Jêsus”. Thủ công này sẽ nhắc các em nhớ nhìn chăm xem Chúa Jêsus khi các em gặp tình huống sợ hãi hoặc khó khăn. Xoay vòng tấm bìa thì những suy nghĩ khó khăn sẽ hiện ra trên “cửa sổ” như: Trời tối quá! Em sợ đau!... đôi mắt của cậu bé sẽ di chuyển theo từng tình huống. Khi “cửa sổ” hiện ra chữ “Chăm xem nơi Chúa Jêsus”, thì mắt cậu bé sẽ nhìn thẳng phía trước.




Bài 3: MỘT ĐÁM TANG VUI
Kinh Thánh: Luca 7:11-17
Câu gốc: Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy. Luca 7:14b
Mục đích: Dạy em biết Chúa Jêsus đến ban niềm vui và hy vọng cho mọi người.
Kể chuyện:
Các em đã từng đi dự đám tang bao giờ chưa? Đám tang buồn hay vui? Tại sao? (Cho các em trả lời) Các em hãy theo dõi câu chuyện cô kể sau đây xem đám tang này có buồn không nhé!
Na-in là một thị trấn nhỏ phía tây bắc thành Ca-bê-na-um. Thị trấn nhỏ này đang có một đám tang, đó là đám tang người con trai duy nhất của một đàn bà góa. Đi trước đám tang là người mẹ đau khổ, bà vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết. Bà rất đau buồn vì chồng bà đã chết, để lại đứa con trai duy nhất, mà bây giờ đứa con đó cũng chết bỏ bà lại một thân một mình. Bà không biết rồi đây mình sẽ sống ra sao. Người đàn bà góa khóc than trong tuyệt vọng. Lời an ủi của những người thân quen, của bà con lối xóm vẫn không làm bà nguôi ngoai được.
Bà lê từng bước về phía cửa thành. Người ta đang đem xác con bà ra nơi chôn cất. Họ sắp chôn đi niềm hy vọng duy nhất của đời bà. Thật không làm sao diễn tả cho hết nỗi đau đớn của người đàn bà góa trong giờ phút nầy. Theo sau bà là những người khiêng quan tài. Quan tài của người Do Thái ngày xưa là cái cáng để xác người chết đã được quấn vải liệm, rồi người ta khiêng đi, đem đặt trong hang đá. Nhiều người trong thành Na-in cũng cảm thương cho hoàn cảnh của bà góa, nên đi theo đưa tiễn với bà.
Đám tang đang tiến đến gần cửa thành để ra nơi mộ địa. Lúc ấy bỗng có một nhóm người đi vào thành. Họ gặp nhau ở tại cửa thành. Nhóm người này chính là Chúa Jêsus và môn đồ Ngài. Khi Ngài nhìn thấy người mẹ đau khổ thì động lòng thương xót, Ngài bước đến bên bà và nói: Bà ơi, đừng khóc nữa! Đoạn Ngài lại gần, rờ quan tài, thì những kẻ khiêng dừng lại.
Rồi Ngài phán với người chết rằng: “Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và bắt đầu nói. Chúa Jêsus đưa tay đỡ chàng trai trẻ xuống khỏi cáng và giao lại cho người mẹ. Có lẽ người đàn bà góa không dám tin điều bà đang chứng kiến. Bà không biết đây là sự thật hay giấc mơ, cho đến khi bà ôm chặt đứa con yêu quý vào lòng. Bà sung sướng quá, con bà đã chết mà bây giờ sống lại.
Các em thử tưởng tượng xem, đang đi đưa đám tang mà người chết sống lại và nói, thì ai mà không sợ hãi. Mọi người vừa sợ hãi vừa kinh ngạc. Một số người bỏ chạy, số người còn lại ôm lấy nhau. Dù rất sợ hãi nhưng họ vừa được chứng kiến một việc lớn lao kỳ diệu mà Chúa Jêsus đã làm. Ai nấy đều ca ngợi Đức Chúa Trời. Họ nói với nhau: “Đây là một Đấng tiên tri lớn đã đến với chúng ta. Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài.” Tiếng đồn về việc Chúa Jêsus kêu người chết sống lại tại thành Na-in được loan truyền nhanh chóng. Nhiều người nghe phép lạ Chúa làm liền tin Chúa và đi theo Ngài.
Thế là đám tang buồn tẻ bỗng trở nên vui như một đám hội. Người ta xúm lại chúc mừng bà mẹ và thăm hỏi người con vừa mới sống lại. Không ai có thể mô tả được nỗi vui mừng của bà góa vào lúc đó. Cuộc đời bà tưởng đã hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng Chúa Jêsus đã đến, Ngài đã đổi buồn đau ra vui mừng, Ngài lau ráo nước mắt cho bà và ban cho bà niềm hy vọng.
Ngày nay Chúa Jêsus cũng đến với mọi người. Ngài sẵn sàng ban niềm vui và hy vọng cho những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Chúa không những giúp chúng ta có một cuộc sống vui vẻ, bình an trong đời này mà Ngài còn ban sự sống đời đời trong nước thiên đàng cho chúng ta nữa. Cảm tạ Chúa vô cùng. Nguyện Chúa khiến chúng ta sốt sắng rao truyền danh Chúa Jêsus cho nhiều người.
Câu hỏi:
1.      Câu chuyện cô vừa kể xảy ra tại đâu?
2.      Đó là đám tang của ai?
3.      Chuyện gì đã xảy ra khi Chúa Jêsus gặp đám tang ở cửa thành?
4.      Được chứng kiến việc Chúa Jêsus kêu người chết sống lại, mọi người đã làm gì?
5.      Muốn có sự vui vẻ, bình an trong đời này và sự sống đời đời trong nước thiên đàng, chúng ta phải làm gì?
6.      Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?
Bài hát: Tạ ơn Chúa không thôi (Bài 235, quyển “Chúng em vui hát”)
Tạ ơn mọi điều Cha đã ban, ban cho chúng con.
Ngày đêm tâm hồn dâng khúc hát, hát ca mãi thôi
Vì Ngài đã làm bao điều tuyệt vời, làm cho đời đẹp nụ cười
Tạ ơn mọi điều Cha đã ban, ban cho chúng con.



Bài 4: SỰ HÓA HÌNH
Kinh Thánh: Math 17:1-9; Mác 9:2-9; Luca 9:28-36
Câu gốc: Mặt Ngài sáng lòa như mặt trời. Ma-thi-ơ 17:2
Mục đích: Dạy em biết Chúa sẽ an ủi, khích lệ những khi chúng ta đang gặp khó khăn thử thách.
Kể chuyện:
Một ngày kia, Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng cùng Ngài đi lên núi cao để cầu nguyện. Đang khi Chúa cầu nguyện thì có một điều kỳ diệu đã xảy ra. Mặt Chúa Jêsus bỗng sáng lòa như mặt trời, còn áo Ngài cũng sáng rực và trắng tinh chói lòa.
Ngay lúc đó có hai người hiện ra, đó là Môi-se và Ê-li. Họ nói chuyện với Chúa Jêsus về việc Ngài sẽ chịu đóng đinh tại thành Giê-ru-sa-lem. Các môn đồ rất sợ hãi, họ chưa bao giờ thấy sự chiếu sáng lạ lùng như thế. Đó là sự chiếu sáng của Thiên đàng. Phi-e-rơ cất tiếng thưa cùng Chúa Jêsus rằng: “Thưa thầy, chúng ta ở đây tốt lắm, con sẽ đóng ba cái trại, một cái cho thầy, một cái cho Môi-se và một cái cho Ê-li.”
Phi-e-rơ còn đang nói thì bỗng có một đám mây kéo đến che phủ họ. Bấy giờ có tiếng từ trong đám mây phán rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường, hãy nghe lời Con đó”. Khi các môn đồ nghe tiếng phán thì té xuống đất vì quá sợ hãi.
Nhưng Chúa Jêsus lại gần, rờ vào họ và khích lệ họ rằng: “Hãy đứng dậy, đừng sợ.” Ba môn đồ nhìn quanh thì chỉ thấy một mình Chúa Jêsus với họ mà thôi. Rồi Chúa Jêsus, Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng cùng đi xuống núi.
Đó là một ngày tuyệt vời đối với Chúa Jêsus và cũng là một ngày đặc biệt mà ba môn đồ không thể nào quên được. Sau này, ba môn đồ đã thuật lại cho những người khác về sự vinh hiển chói sáng của Chúa Jêsus mà họ đã được chứng kiến trên núi.
Các em thân mến, Đức Chúa Trời biết Chúa Jêsus sắp chịu những đau đớn, thử thách lớn lao để hoàn thành công việc trọng đại là chết đền tội cho loài người, nên đã sai Môi-se và Ê-li đến khích lệ Chúa Jêsus. Ngài cũng sẽ an ủi, khích lệ chúng ta khi chúng ta gặp những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Rồi một ngày không xa, Chúa Jêsus sẽ trở lại trong vinh hiển để tiếp rước chúng ta là những người tin Ngài, vào trong sự vinh hiển chói sáng của thiên đàng, chúng ta sẽ được ở với Ngài mãi mãi trong nơi vinh hiển đó.
Câu hỏi:
1.      Chúa Jêsus đã đem ai lên núi cao với Ngài?
2.      Chúa Jêsus và môn đồ lên núi để làm gì?
3.      Chuyện gì xảy ra khi Chúa Jêsus đang cầu nguyện?
4.      Hai người hiện ra cùng Chúa Jêsus là ai?
5.      Đức Chúa Trời đã phán điều gì trong đám mây?
6.      Em nhận được sự dạy dỗ gì qua câu chuyện trên?
Thủ công: Hình Chúa Jêsus chiếu sáng
Chuẩn bị: in hình mẫu Chúa Jêsus, băng keo, kéo, bút màu, giấy nến (loại giấy mờ hoặc nylon kiếng).
Cách làm:
In hình Chúa Jêsus trên bìa cứng rồi cắt ra theo đường viền ngoài. Tô màu cảnh nền xung quanh Chúa Jêsus. Có thể vẽ những tia sáng như cảnh trên núi hóa hình với đám mây... Rồi cắt khoét hình Chúa Jêsus ra. Dán giấy nến phía sau tấm hình để ánh sáng rọi qua
Xỏ dây rồi treo hình nơi cửa sổ (có ánh nắng chiếu qua), hoặc trước bóng đèn (có thể cho các em lấy đèn pin rọi vào)



Bài 5: TÌM THẤY ĐỒNG TIỀN TRONG MIỆNG CÁ
Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 17: 24-27
Câu gốc: I Phi-e-rơ 5:7
Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.
Mục đích: Giúp các em hiểu Chúa là Đấng chu cấp mọi sự cần dùng cho chúng ta.
Kể chuyện:
Sau khi Chúa Giê-xu và các môn đồ trải qua một thời gian ngắn trong xứ Ga-li-lê và bây giờ họ đến thành Ca-bê-na-um.
Khi họ vào thành, những người thâu thuế của đền thờ đến hỏi Phi-e-rơ: “Thầy ngươi có nộp thuế chăng?” Vì thời ấy mỗi người phải nộp nửa siếc lơ bạc cho việc phục vụ đền thờ. Phi-e-rơ trả lời “có”.
Khi Phi-e-rơ vào nhà, thì Chúa Giê-xu hỏi: “Hỡi Si-môn, ngươi nghĩ sao? Các vua thế gian thâu lương lấy thuế của ai? Thâu của con trai mình hay là của người ngoài?” Phi-e-rơ thưa: “Của người ngoài.” Chúa Giê-xu phán rằng: “Vậy thì, các con trai được miễn thuế”.
Đúng vậy các em à. Vì thời đó vua đánh thuế thần dân để chu cấp cho triều đình và hoàng tộc. Như cô đã nói, những người này thâu thuế để phục vụ trong đền thờ, mà đền thờ là nhà Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-xu là con Đức Chúa Trời. Như vậy việc Ngài nộp thuế chẳng khác nào là nộp cho chính Ngài hay sao? Chúa Giê-xu có quyền không nộp thuế, nhưng Ngài có làm vậy không? Không! Ngài vẫn nộp thuế vì Ngài muốn làm gương tốt cho dân Y-sơ-ra-ên.
Sau đó Ngài đã sai Phi-e-rơ ra biển Ga-li-lê và dặn rằng: Ngươi hãy bắt lấy con cá nào dính câu trước hết, banh miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc ở trong. Hãy lấy đồng bạc đó, và đem nộp thuế cho ta với ngươi. Phi-e-rơ vâng lời Chúa ra biển câu cá, kỳ lạ thay mọi việc xảy ra y như lời Chúa Jêsus đã phán.
Phép lạ này cho chúng ta thấy được sự dự bị và chu cấp của Chúa thật tuyệt vời. Biển hồ Ga-li-lê có biết bao nhiêu là cá nhưng Chúa Giê-xu biết con cá có đồng bạc trong miệng, mà đó lại là con cá đầu tiên Phi-e-rơ câu được. Ông hớn hở lấy tiền đó đem về nộp thuế.
Chúa Giê-xu không những là Đức Chúa Trời quyền năng mà Ngài còn là Đấng dự bị, sắm sẵn chu cấp cho chúng ta mọi điều có cần.
Vậy chúng ta là con cái Chúa, các em hãy hết lòng tin cậy Ngài trong mọi sự, trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc chúng ta.
Câu hỏi:
1.                  Chúa Giê-xu nộp thuế tại đâu? Thuộc thành phố nào?
2.                  Chúa Giê-xu nói “Con trai được miễn thuế” nghĩa là sao?
3.                  Vì sao Chúa Giê-xu lại nộp thuế?
4.                  Việc Phi-e-rơ tìm thấy đồng bạc trong miệng cá nói lên điều gì?
Trò chơi: CÂU CÁ
Chuẩn bị: Hai cần câu, 10-20 con cá (giấy bìa hoặc giấy màu cứng). Gắn kẽm hình vòng tròn (hoặc kẹp giấy) vào miệng cá để câu; Có một con cá ở dưới vẽ hình một đồng tiền.
Làm cần câu: một chiếc đũa, một sợi dây khoảng 60cm, một viên nam châm nhỏ. Cột một đầu của sợi dây vào chiếc đũa, một đầu kia thì dán viên nam châm vào để câu cá.
Cách chơi: Chia lớp làm hai đội. Đội nào câu được con cá có đồng bạc thì thắng. Hoặc từng em giả làm Phi-e-rơ, em nào câu được con cá có đồng bạc trước thì thắng.
Có thể viết từng chữ của câu gốc lên mỗi con cá rồi cho các em câu cá để ôn bài. Mỗi em câu một con cá xong thì đứng xếp hàng theo thứ tự của câu gốc.
Thủ công: Đồng tiền trong miệng cá
Chuẩn bị: 2 dĩa giấy, kéo, 2 mắt chớp to, đồ bấm, keo, bút màu (hoặc bút lông, màu nước), đồng xu.
Cách làm: chập 2 dĩa giấy úp lên nhau, cắt 1 hình tam giác làm miệng cá. Dùng đồ bấm để bấm 2 cái dĩa dính vào nhau, 1 phần tam giác lúc nãy gắn vào phía sau làm đuôi cá. Một phần tam giác còn lại làm vây cá. Trang trí con cá tùy thích, có thể tô màu nước, vẽ sơn, bút lông, dán giấy màu, kim tuyến, vảy bạc... Dán 2 mắt chớp cho con cá. Để đồng tiền vào miệng cá. Có thể dùng đồng tiền bằng kẹo sô-cô-la.














Bài 6: THA THỨ CHO NGƯỜI
Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 18: 21-35
Câu gốc: Cô-lô-se 3:13b
Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.
Mục đích: Dạy các em phải sẵn lòng tha thứ cho anh em mình.
Kể chuyện:
Lần trước, cô thấy bạn An giành đồ chơi của bạn Hân, nhưng Hân không giành lại, không đánh An, mà lại cho An chơi cùng. Hôm nay cô tuyên dương bạn Hân và cho bạn ấy một dấu sao để cộng điểm. Các em có biết vì sao cô cho Hân điểm cộng không? Vì bạn Hân đã nhường nhịn và tha thứ cho An. Đây là một điều tốt, và Kinh Thánh cũng có một câu chuyện ẩn dụ về sự tha thứ.
Khi Phi-e-rơ đến hỏi Chúa Giê-xu rằng: “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” Chúa Giê-xu đáp rằng, “Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.” (Ma-thi-ơ 18: 21-22)
Rồi Ngài bắt đầu kể:
 Ngày xưa, ở đất nước Y-sơ-ra-ên, có một vị vua rất giàu. Ông có rất nhiều tiền bạc và của cải, nên đem tiền của mình giúp những người nghèo khổ. Vua cho họ mượn tiền để làm ăn sinh sống. Sau một thời gian dài, vua thấy đã đến lúc mình phải kiểm tra sổ nợ xem mọi người đã trả hết nợ cho mình chưa. Vua đang đọc sổ sách thì một vị quan của vua giải đến một người đàn ông và nói rằng: “Tâu Đức vua, tên này đã mượn vua một vạn ta-lâng, lâu quá rồi mà không trả, bởi vì hắn không có tiền để trả. Vua truyền:
“Hãy bắt hắn  bán vợ, con, nhà cửa và những gì hắn có để trả nợ!”
Kẻ mắc nợ Đức vua nghe vậy sợ quá bèn sấp mình xuống cầu xin vua gia hạn cho hắn thì hắn sẽ trả hết nợ.
Các em nghĩ người này có thể trả hết nợ không?
Đây là điều không thể, vì số tiền này quá lớn so với số tiền hắn kiếm được mỗi năm. Vì thế vua đã động lòng thương xót mà tha nợ cho. Hắn không phải trả số tiền ấy nữa. Đức vua thật là nhân từ.
Vậy là kẻ mắc nợ đã được tha thứ, hắn ta vui sướng tung tăng đi về nhà. Trên đường về, hắn gặp một người cùng làm việc chung với mình. Người này chỉ nợ hắn một trăm đơ-ni-ê mà thôi. Nhưng ngay lập tức hắn nắm áo bóp cổ bạn và nói, “Trả nợ cho ta mau.” Người bạn hoảng sợ nên quỳ xuống nài xin hắn, “Anh làm ơn gia hạn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết cho anh.” Người bạn năn nỉ thế nào cũng không được, hắn ta cương quyết đem người bạn này đến cho cai ngục, bỏ vào tù cho đến khi nào trả hết nợ thì thôi.
Các bạn của anh ta thấy vậy rất tức giận và đến để thuật lại với vua chuyện đã xảy ra. Họ nói rằng: “Tâu đức vua, người mà sáng nay vua đã tha nợ cho một vạn ta-lâng, trên đường về hắn gặp một người bạn mắc nợ hắn chỉ một trăm đơ-ni-ê, người bạn đó đã van xin, nhưng hắn không tha cho mà đã đem người bỏ tù rồi!”
Đức vua nghe vậy, liền sai lính bắt kẻ gian ác kia đến mà hỏi rằng, “Hỡi tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin ta, còn ngươi há chẳng thương xót bạn làm việc với ngươi như ta đã thương xót ngươi sao? Thế là đức vua nổi giận, sai quân lính đem hắn bỏ vào ngục cho đến khi trả hết nợ. Điều đó có nghĩa là hắn sẽ bị giam trong ngục suốt đời.
Các em ơi, vị vua trong câu chuyện ẩn dụ này chính là Chúa Giê-xu. Ngài đã tha thứ hết những tội lỗi, xấu xa mà chúng ta đã làm. Vì thế chúng ta cũng nên sẵn sàng tha thứ cho bạn bè và những người xung quanh nếu họ có phạm lỗi với mình.
Trò chơi ôn bài:
Chia các em thành hai đội, đặt tên, phát cho mỗi đội một bảng và một cây viết lông.
Chuẩn bị 8-10 câu hỏi và vẽ lên bảng 16 ô số.
Đọc một câu hỏi để các em viết câu trả lời vào bảng. Đội nào giơ bảng lên trước và trả lời đúng thì được chọn 1 ô
Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm thì thắng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Ghi chú:
            Nếu chọn ô 2,8,11,12,15 thì được 100 điểm
     J:  Nếu chọn ô 5, 6, 9, 13 thì số điểm được x2
    L: Nếu chọn ô 3, 7, 10, 14 thì bị mất điểm
 Nếu chọn ô 1, 4, 16 thì hai đội đổi điểm cho nhau

Câu hỏi:
1.                  Câu gốc của bài học địa chỉ ở đâu?
2.                  Chúng ta phải tha thứ cho anh em mình bao nhiêu lần?
3.                  Người đàn ông nợ vua bao nhiêu tiền?
4.                  Vua bảo ông ta phải bán gì để trả nợ?
5.                  Vua giải quyết thế nào?
6.                  Bạn cùng làm việc với hắn nợ hắn bao nhiêu tiền?
7.                  Hắn đã làm gì với bạn mình?
8.                  Vì sao vua biết việc độc ác của hắn?
9.                  Vua giải quyết hắn lần 2 như thế nào?
10. Vị vua trong câu chuyện ẩn dụ này là ai?
Bài hát: SẴN SÀNG THA THỨ (Bài 275 quyển “Chúng em vui hát”)
Khi anh em xúc phạm đến ta
Ta sẵn sàng tha thứ cho ngay
Không phải là tha thứ bảy lần
Nhưng tha thứ đến bảy mươi lần bảy.

Bài 7: MƯỜI NGƯỜI PHUNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH
Kinh Thánh: Lu-ca 17:11-19
Câu gốc: Thi thiên 103:2b
Chớ quên các ân huệ của Ngài.
Mục đích: Dạy các em phải biết tạ ơn Chúa về những điều Ngài đã làm cho mình.
Kể chuyện:
Bố đem về hai chiếc xe hơi đồ chơi đẹp lộng lẫy cho Tom và Tim, Tom vui vẻ nhận lấy và chạy ngay qua nhà bạn để khoe. Còn Tim thì mừng rỡ, cầm lấy chiếc xe và cám ơn bố rối rít, rồi ôm hôn bố. Tom chơi đến tối mịt mới về. Bố bèn gọi hai con lại bảo: “Tom, con vừa nhận lấy chiếc xe đã nhảy vọt đi, không thèm cám ơn bố. Nhưng anh hai con đã biết cám ơn bố, thái độ của con như vậy khiến bố không hài lòng”. Tom bèn thấy xấu hổ về lỗi của mình và nói: “Con xin lỗi bố, con cám ơn bố đã tặng con chiếc xe rất đẹp.”
Các em thấy chưa lời cám ơn của Tim đã làm bố rất vui lòng. Trong Kinh Thánh cũng có một câu chuyện nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn mà cô muốn kể cho các em hôm nay. Đó là câu chuyện về mười người phung được chữa lành.
Khi Chúa Giê-xu đang lên thành Giê-ru-sa-lem,  trải qua xứ Sa-ma-ri và Ga-li-lê. Khi vào đến một ngôi làng nọ, Chúa Giê-xu được mười người đón rước, nhưng họ không phải là trưởng làng hay người có chức quyền gì cả, mà họ là những người bị bệnh phung. Vì bệnh tình của họ, họ không thể đến gần Chúa Giê-xu được, nên đã kêu Ngài từ đằng xa để Ngài chữa lành cho: “Lạy Chúa Giê-xu xin thương xót tôi cùng”. Trong những câu chuyện trước, chúng ta biết Chúa Giê-xu thường chữa bệnh bằng cách đến gần và đặt tay lên người bệnh. Nhưng lần này, Ngài không làm vậy. Chúa đã bảo họ đi tỏ mình cùng thầy tế lễ. Theo luật của dân Y-sơ-ra-ên thì những người bị phung sẽ không được đến gặp thầy tế lễ và thầy tế lễ cũng không thể nào chữa lành cho họ. Nhưng khi nghe Chúa Giê-xu phán như vậy, họ liền vâng lời Ngài đi đến gặp thầy tế lễ, trên đường đi thì hết thảy đều được lành. Khi biết mình đã lành họ vui mừng sung sướng. nhưng trong số đó chỉ duy nhất có một người vội vàng quay lại để cảm ơn Chúa mà thôi. Đó là người Sa-ma-ri.
Thật là lạ lùng vì người Sa-ma-ri là dân tộc bị người Do Thái khinh bỉ và không hề tiếp xúc. Người này đã đến và sấp mặt xuống đất nơi chân Chúa Giê-xu, bày tỏ lòng biết chân thành của mình.
Chúa Giê-xu ngạc nhiên hỏi: “Không phải mười người đều được sạch cả sao?” Nhưng chỉ có người ngoại quốc này trở lại để ngợi khen, còn chín người kia đâu?”
Chúa Giê-xu phán cùng người Sa-ma-ri rằng: “Đứng dậy đi, đức tin ngươi đã cứu ngươi ” Điều này nghĩa là mặc dù cả mười người đều được chữa lành về mặt thể xác, nhưng duy chỉ có một người quay lại cảm tạ Chúa thì chỉ người này mới được tha thứ khỏi tội lỗi và được chữa lành về mặt tâm linh mà thôi.
Qua bài học này, chúng ta phải luôn biết ơn Chúa về những việc Ngài đã làm trên đời sống chúng ta.
Câu hỏi:
1.                  Trong câu chuyện trên, ai đã đón rước Chúa Giê-xu?
2.                  Chúa Giê-xu chữa lành cho mười người phung bằng cách nào?
3.                  Có bao nhiêu người quay lại để ngợi khen Đức Chúa Trời? Điều này có nghĩa gì?
4.                  Người quay lại cám ơn Chúa thuộc dân tộc nào?
5.                  Chúa nói gì với người Sa-ma-ri đó?
Trò chơi:
1.                  Tìm chữ cái trong những ô có hình5 theo thứ tự hàng ngang xem Chúa Giê-xu đã nói câu gì?

5
D
˜
A
5
U
˜
B
5
C
¢
M
5
T
¢
G
5
I
5
N
˜
S
5
N
5
G
F
5
U
5
O
˜
T
5
I
¢
H
5
D
B
5
A
5
C
˜
O
5
U
5
U
˜
P
5
N
¢
T
5
G
¢
W
5
U
˜
O
5
O
5
I
 Đáp án: ĐỨC TIN NGƯƠI ĐÃ CỨU NGƯƠI.











2.                  Chúa Giê-xu gặp 10 người phung khi Ngài đang đi đâu?
      -À +        I +     L-       = GIÊ


  R +  D-`                                 = RU

-ÁCH + A                                  = SA

-Á + K- -                      = LEM


Bài hát: NGƯỜI BIẾT ƠN (Bài 103 trang 102 quyển “Chúng em vui hát”)
Mười người phung kêu xin Chúa Jêsus xót thương
“Bệnh phung bao năm khiến con đau trăm đường.
Lạy Jêsus ơi! Con ước muốn Chúa cho con sạch phung luôn”.

Mười người phung vâng theo tiếng Jêsus, bước đi.
Vừa khi đang đi thấy ngay phung không còn.
Một anh phung ghi ơn Cứu Chúa, đến nơi chân Ngài tôn vinh.

Lòng mừng vui anh phung đến cảm ơn Jêsus
“Còn anh thôi ư! Chín anh kia đâu rồi?”
Tạ ơn Jêsus, ơn cứu rỗi đã cho con niềm vui tươi.

Thủ công: Vẽ hình 10 người phung bằng dấu in hai bàn tay

Làm rối que(lớp ấu nhi) In mẫu hình người phung trên bìa cứng rồi cắt ra. Cho các em tô màu con rối (mỗi em 2 hình-  mặt buồn và mặt vui). Dán hình mặt buồn lên que kem, rồi dán hình mặt vui phía sau. Có thể dùng rối que này để diễn tả khi kể chuyện.
Lớp thiếu nhi: Làm rối que quấn vải: người phung mặt vui và mặt buồn.
Chuẩn bị: bìa cứng, vải vụn (màu và trắng), keo dán, bút màu và kéo.
Cách làm: In mẫu hình rối trên bìa cứng rồi cắt ra. Cắt mẫu áo choàng bằng vải màu. Xé vải trắng thành từng sợi dài với chiều ngang 1cm. Cho các em tô màu con rối cả hai bên, một bên vẽ mặt cười còn bên kia vẽ mặt buồn. Hướng dẫn các em mặc áo vào cho con rối, rồi dùng vải trắng quấn quanh đầu, cánh tay và chân con rối. Dùng keo dán dính lại.

Khi kể chuyện sẽ dùng 10 con rối của các em, nếu lớp không đủ 10 em thì giáo viên sẽ chuẩn bị thêm cho đủ.
Làm quyển sổ “Cám ơn” – phát cho mỗi em một tờ giấy để em vẽ một điều mà em muốn cám ơn. Giáo viên sẽ làm một trang bìa, viết tựa đề “CÁM ƠN”, tên lớp học và ngày tháng. Sau khi các em làm xong, bấm tất cả các trang lại, xếp trang bìa phía ngoài để hoàn tất quyển sổ “Cám ơn”. Cùng nhau xem lại quyển sổ “Cám ơn”. Lật từng trang và để các em giải thích mình vẽ hình gì và cám ơn về điều gì.
Trò chơi: Cám ơn (sử dụng đĩa nhạc hoặc cả lớp cùng hát). Xếp ghế thành vòng tròn giữa phòng (mỗi em một ghế). Dán rải rác những mảnh giấy màu trên một số chiếc ghế. Khi bật nhạc (hoặc hát) thì các em đi vòng quanh lớp, đến khi tắt nhạc thì mỗi em vào ngồi trên một chiếc ghế. Em nào ngồi nhằm chiếc ghế có dán giấy màu thì phải nghĩ ra một điều mà em muốn cám ơn (có liên quan đến màu đó). Ví dụ: em ngồi vào chiếc ghế có dán màu đỏ thì phải nghĩ về một điều mà em muốn cám ơn có màu đỏ như huyết của Chúa Jêsus, cái áo màu đỏ mẹ mua cho em, trái cà chua màu đỏ...




Bài 8: NGƯỜI PHA-RI-SI VÀ NGƯỜI THÂU THUẾ
Kinh Thánh: Lu-ca 18: 9-14
Câu gốc: “Lạy Đức Chúa Trời xin thương xót tôi, vì tôi là kẻ có tội” Lu-ca 18:13
Mục đích: Dạy rằng: người có tội biết hạ mình ăn năn thì được Chúa tha thứ.
Kể chuyện:
Trong thời Chúa Jêsus, chính quyền La Mã đòi hỏi mỗi vùng phải đóng một mức thuế đã được định trước. Còn những người thu thuế được tự do thu thêm bao nhiêu tùy ý nên họ bóc lột thẳng tay để bỏ vào túi riêng của mình. Vì vậy, người thu thuế bị dân chúng căm ghét, xem thường và cho là hạng người tội lỗi, xấu xa.
Lại có một hạng người khác là người Pha-ri-si, những người này thông biết luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ dạy luật pháp cho dân chúng, nhưng bản thân họ lại không làm theo luật pháp. Lúc nào họ cũng xem mình là thánh thiện và công bình hơn người khác.
Một ngày kia, Chúa Jêsus đang giảng dạy cho đoàn dân, cũng có những người Pha-ri-si  ở tại đó nữa, Ngài bèn lấy ví dụ mà phán rằng:
 Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không giống như kẻ khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời xin thương xót tôi,vì tôi là kẻ có tội
 Mới vừa nghe, chúng ta tương chừng người Pha-ri-si nầy rất tốt. Ông ta đứng cầu nguyện thầm với Chúa, chứng tỏ rằng ông có tấm lòng tìm kiếm Chúa. Mở đầu lời cầu nguyện là ông kêu cầu danh Chúa và tạ ơn Ngài. Rồi ông kể ra những việc làm tốt của mình: không tham lam của cải người khác, không làm những việc bất nghĩa, không gây tổn hại cho người khác, không gian dâm nghĩa là không chiếm đoạt vợ người khác. Ông kiêng ăn một tuần lễ hai lần, trung tín dâng một phần mười cho Chúa.  Người Pha-ri-si này đã trình bày với Chúa những việc tốt của mình. Hơn thế nữa, ông ta còn so sánh cho Chúa thấy: ông đã làm những việc công bình mà người thu thuế kia không làm được.
Còn người thu thuế thì sao hả các em?
Người thu thuế biết mình đầy dẫy tội lỗi, ông tin rằng: chỉ có Chúa mới có quyền xóa sạch mọi gian ác của ông mà thôi. Ông không dám đến gần đền thờ, chỉ đứng xa xa ngước mắt lên trời đấm ngực, khóc lóc, hối hận về việc làm xấu xa của mình. Ông không cố gắng tìm những điều tốt của mình để khoe với Chúa như người Pha-ri-si. Ông chỉ biết nói với Chúa rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi vì tôi là kẻ có tội.
Vậy thì, các em đoán xem Chúa có khen người Pha-ri-si, chê trách người thu thuế không? Chúng ta chờ xem Chúa Jêsus sẽ nói thế nào về cả hai người nầy nhé! Chúa Jêsus phán rằng: Ta nói cùng các ngươi, người thu thuế nầy trở về nhà mình được xưng công bình hơn người Pha-ri-si kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy người thu thuế nhận biết mình là người có tội bèn ăn năn xin Chúa thương xót thì được xưng công bình; còn người Pha-ri-si luôn khoe khoang, cứ tưởng mình thánh khiết, tốt lành, công bình hơn người khác, không cần ăn năn nên không nhận được sự tha thứ của Chúa.
Chúng ta hãy hạ mình xưng ra mọi tội lỗi xấu xa của mình với Chúa để được Ngài thương xót. Chắc chắn Ngài sẽ làm tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.  
Câu hỏi:
1.     Chúa Jêsus kể về hai người lên đền thờ cầu nguyện đó là những người nào?
2.     Người Pha-ri-si là hạng người như thế nào?
3.     Người thu thuế cầu nguyện với Chúa thế nào?
4.     Chúa Jêsus đã nói gì về hai người này?
5.     Em được dạy dỗ gì qua bài học trên?

Bài hát: CÓ CHÚA (Bài 310 quyển “Chúng em vui hát” )
Lòng vui sướng vì nay có Chúa.
Những tội lỗi xưa Chúa tha sạch rồi.
Vui vui vui (vỗ tay) Vui vui vui (vỗ tay)
Vui vui vui vì ta có Chúa.



Bài 9: NGƯỜI SA-MA-RI NHÂN LÀNH
Kinh Thánh: Luca10: 25-27
Câu gốc: Rô ma 12:10a
Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em
Mục đích: Dạy các em biết yêu thương và quan tâm giúp đỡ mọi người
Kể chuyện:
Ngày xưa, bên vùng Palestine, giữa thủ đô Giê-ru-sa-lem và thành Giê-ri-cô có một con đường rất nguy hiểm. Con đường này vắng vẻ, thường xảy ra những vụ cướp giật. Thỉnh thoảng nhà cầm quyền đã cho lính đến để diệt trừ bọn cướp, nhưng không sao diệt hết được.
Ngày kia, có một người đi ngang qua đoạn đường này. Thấy đường quá vắng vẻ, ông ta lo lắng, cố đi thật nhanh. Vừa đi, người đàn ông vừa nhìn trước, nhìn sau xem có ai cùng đi chung cho đỡ sợ, nhưng, chẳng thấy ai cả. Thình lình, bọn cướp nhảy ra. Chúng xông vào tấn công ông. Chúng lục soát khắp người ông để lấy tiền, lại lục tung bao hành lý của ông để lấy thức ăn, đồ dùng... Tội nghiệp, ông sợ quá chỉ biết yên lặng nhìn bọn cướp lấy đồ đạc của mình chứ không dám kêu cứu hay phản đối gì cả. Thế mà bọn cướp cũng chẳng buông tha ông. Đã lấy hết tiền bạc và đồ đạc của ông, chúng còn đánh ông bị thương, để ông nằm dở sống dở chết bên đường, rồi chúng bỏ đi. Vì bị thương nặng, người đàn ông không thể ngồi dậy hay vẫy tay kêu cứu được. Ông nằm thiêm thiếp trên đường, mong sao có người thấy và cứu giúp.
Một lát sau, có một thầy tế lễ Do Thái đi qua. Thầy tế lễ là người thay mặt dân chúng để cầu nguyện và dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thấy có người nằm rên rỉ trên đường thì đi tránh qua một bên rồi bỏ đi luôn. Có lẽ ông ta thấy quãng đường nguy hiểm quá nên không dám dừng lại. Nhất là dừng lại để cứu một người bị cướp đánh như thế thì vừa mất thì giờ lại vừa có thể gặp rắc rối nữa. Nghĩ vậy nên thầy tế lễ đi thẳng, làm như không thấy ai nằm bên đường cả. Người bị nạn nghe tiếng chân bước đến gần nhưng rồi đi luôn thì thất vọng vô cùng.
Sau đó, lại có một người khác đi ngang qua. Lần này là một người Lê-vi - người lo việc trong đền thờ. Thấy có người nằm bên đường, ông ta lần bước lại xem. Khi thấy người bị thương nằm rên rỉ, có lẽ ông cũng động lòng và muốn giúp, nhưng rồi ông nghĩ: Không được, mình phải đi lên đền thờ gấp để lo công việc, nếu dừng lại đây giúp người này thì sẽ bị trễ nãi, mà cũng làm dơ bẩn luôn cả bộ áo lễ mình đang mặc nữa. Nghĩ vậy nên người Lê-vi cũng bước tránh qua một bên rồi bỏ đi.
Người bị cướp nằm bên đường nửa tỉnh nửa mê, không biết mình nằm đây đã bao lâu rồi. Ông mong có người đến cứu mà chờ mãi vẫn chẳng có ai. Con đường thật là vắng vẻ. Ông thấy đau nhức cả người, muốn ngồi dậy nhưng không sao nhúc nhích được. Ông đành nằm yên, buông xuôi chờ chết.
Trong lúc nạn nhân không còn hy vọng nữa thì có một người cỡi lừa đến gần. Đó là người Sa-ma-ri, là nhóm người bị dân Do Thái khinh rẻ. Thấy có người nằm bên đường, người Sa-ma-ri cho lừa dừng lại, ông nhảy xuống và đến gần xem. Thấy người đó bị thương nặng, ông lấy dầu và rượu rửa sạch vết thương rồi băng bó cẩn thận. Sau đó ông đỡ nạn nhân lên lưng lừa và đưa đến ngôi làng gần đó để tìm quán trọ. Đến quán trọ, người Sa-ma-ri đưa nạn nhân vào nghỉ ngơi. Lúc ấy, trời đã tối nên ông nghỉ lại trong quán. Sáng hôm sau, vì phải tiếp tục đi ngay, nên người Sa-ma-ri gởi nạn nhân cho chủ quán chăm sóc. Ông đưa tiền cho chủ quán và dặn lo liệu mọi sự cho người ấy, nếu tốn nhiều hơn, khi trở về ông sẽ trả thêm. Sau đó người Sa-ma-ri lên đường, tiếp tục hành trình.
Trong câu chuyện nầy, chúng ta thấy nạn nhân thật đáng thương. Còn người Sa-ma-ri kia thật đáng kính phục. Dù không quen biết nạn nhân, ông vẫn ra tay cứu giúp. Ông phải mất thì giờ, mất công, tốn sức, tốn tiền và cũng có thể bị nguy hiểm, nhưng ông đã không ngại gì cả. Ông thương xót người gặp nạn và sẵn sàng làm tất cả để cứu người ấy.
Chúa dạy chúng ta phải yêu thương những người ở gần bên chúng ta, nhất là những người đang cần được giúp đỡ. Các em có sẵn sàng vâng lời Chúa, yêu thương và giúp đỡ mọi người không?
Câu hỏi:
1. Nạn nhân trong câu chuyện này đi từ đâu đến đâu?
2. Chuyện gì xảy ra cho nạn nhân?
3. Những người nào đã thờ ơ khi nhìn thấy nạn nhân?
4. Ai đã dừng lại để cứu giúp nạn nhân?
5. Chúa dạy chúng ta điều gì qua câu chuyện này?
Bài hát:     NGƯỜI NGOẠI BANG NHÂN TỪ ( Bài 96 quyển “Chúng em vui hát”)
Một người dọc đường gặp bọn cướp. Tình trạng thật đau thương nguy cấp.
Khách qua đường thấy đều đi hết, để cho người đó chờ đến chết.
Cớ sao không có ai chạnh lòng?
Một người hiền từ đi qua đó. Động lòng thương yêu đem băng bó.
Đỡ lên lừa tiến về nơi quán, chữa cho lành hết mọi đau đớn.
Đáng  khen cho những ai hiền từ.
Thủ công: Bàn tay giúp đỡ
Chuẩn bị: một tờ giấy to (có thể dùng mặt sau tờ lịch tường), màu nước.
Cho từng em in dấu bàn tay màu nước lên tờ giấy, rồi ghi lên đó một việc em có thể làm để giúp đỡ người khác. Ví dụ như: Em giúp mẹ quét nhà, Em đỡ bạn bị té đứng dậy, Em giúp anh tìm ra quyển sách...
Nếu không có màu nước có thể lấy bút màu rồi vẽ theo dấu bàn tay xòe ra trên tờ giấy.

Đóng kịch: cho các em đóng kịch theo nội dung câu chuyện, để các em tự do sáng tạo, có thể tưởng tượng câu chuyện theo bối cảnh thời hiện đại.

Bài 10: LỜI CẦU XIN ÍCH KỶ
Kinh Thánh: Ma-thi-ơ 20: 20-28
Câu gốc: Ma-thi-ơ 20: 26b
Trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi.
Mục đích: Dạy các em về tinh thần phục vụ người khác.
Kể chuyện:
Ngày nay cũng như thời Chúa Jêsus đang thi hành chức vụ, có nhiều người được quyền cao chức trọng là nhờ họ có tài trí xứng đáng. Nhưng cũng có nhiều người nhờ người thân có quyền thế mà họ dễ dàng được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng. Cậy quyền thế là điều không tốt, nhưng một số người vẫn dùng điều ấy để tiến thân. Kinh Thánh cũng có ghi lại một câu chuyện kể về điều đó. Các em cùng lắng nghe nhé!
Chúa Jêsus kêu gọi mười hai môn đồ theo Ngài ra đi giảng đạo. Trong đó có Giăng và Gia-cơ là hai con trai của Xê-bê-đê. Họ theo Chúa đã gần ba năm, từng nghe những lời giảng dạy của Ngài, từng chứng kiến Chúa làm nhiều phép lạ. Bản thân họ cũng từng nhận quyền phép Chúa ban để hầu việc Ngài, thế mà họ vẫn không thể hiểu được những điều Ngài dạy dỗ.
Trước đó không lâu, Chúa Jêsus đã phán với môn đồ rằng Ngài sẽ chịu chết, đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại và vào trong nước Ngài. Bởi cớ đó hai môn đồ này đi cùng mẹ mình đến với Chúa Jêsus. Có lẽ họ có việc gì cần Chúa Jêsus giúp chăng? Đúng như vậy! Bà nói với Ngài rằng: “Xin cho hai con trai tôi đây, một đứa bên hữu Ngài, một đứa bên tả, ở trong nước Ngài”. Nghĩa là bà xin cho hai con trai của mình giữ hai chức vụ quan trọng nhất trong nước Đức Chúa Trời. Thật là một lời cầu xin ích kỷ vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình mà thôi. Chúng ta hãy cùng xem Chúa Jêsus trả lời với họ thế nào nhé! Ngài nói: “Các ngươi không hiểu điều mình xin. Các ngươi có uống được chén mà ta sắp uống không?” Chúa Jêsus nói về sự khổ nạn và cái chết đau đớn Ngài phải chịu. Nhưng họ vẫn không hiểu nên trả lời: “Chúng tôi uống được”. Chúa Jêsus lại phán: “Thật các ngươi sẽ uống chén ta, nhưng việc ngồi bên hữu hay bên tả ta thì chẳng phải tự ta cho được. Ấy là cho những người nào mà Cha ta sửa soạn cho”. Mười môn đồ, nghe sự đó thì giận Gia-cơ và Giăng. Nhưng Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Các vua các quan dân ngoại lấy quyền thế cai trị, ép dân phải phục mình. Nhưng các ngươi thì không như vậy. Trong các ngươi kẻ nào muốn làm lớn thì sẽ làm đầy tớ các ngươi, còn kẻ nào muốn làm đầu thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Và Ngài nói cho môn đồ biết: Chính Ngài đã đến không phải để người ta phục vụ Ngài, song để Ngài phục vụ người ta. Ngài còn hy sinh sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.
Vậy, theo lời Chúa dạy, ai muốn được tôn trọng thì phải có tinh thần phục vụ người khác. Còn như ai muốn người khác phục vụ mình thì người ấy phải làm đấy tớ mọi người. Các em chọn điều nào? Chắc chắn em nào cũng muốn được người khác tôn trọng phải không? Vậy thì từ nay chúng ta sẽ học theo gương Chúa Jêsus mà phục vụ người khác nhé!
Câu hỏi:
1/ Hai con trai của Xê-bê-đê tên là gì?
2/ Mẹ và hai người con trai này xin Chúa điều gì?
3/ Chúa Jêsus trả lời thế nào với Gia-cơ và Giăng?
4/ Bài học hôm nay nhắc chúng ta điều gì?
Bài hát: HĂNG SAY PHỤC VỤ
Con mong được Cha cho phục vụ
Siêng năng và hăng say luôn luôn
Con mong sao làm việc tốt vì Ngài
Ngài dẫn dắt suốt đời trong năng quyền.



















Bài 11: VIỆC NÀO TỐT HƠN
Kinh Thánh: Lu-ca 10:38-42
Câu gốc: Lu-ca 10: 42
Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được.
Mục đích: Dạy các em biết việc lắng nghe lời Chúa là điều Chúa đẹp lòng.
Kể chuyện:
Một ngày kia, Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đi đến làng Bê-tha-ni. Ở đó có hai chị em Ma-thê và Ma-ri rất yêu mến Ngài. Nghe tin Chúa Jêsus đến, Ma-thê đã đón Ngài và mời Ngài vào nhà mình. Cô vội vàng đi ra chợ mua thịt, cá, rau củ quả về chế biến những món ngon đãi Chúa Jêsus. Một lát sau, cô đã về đến nhà. Cô liền bắt tay vào công việc nấu nướng của mình. Nào là rửa chén bát, ly tách, nào là nhặt rau, rửa rau, sắp xếp món nào làm trước, món nào làm sau. Cô còn phải ra sân lấy củi vào nhóm bếp. Thời đó chưa có bếp ga, nhóm lửa bằng củi phải tốn nhiều thời gian. Ma-thê mong làm cho nhanh để có bữa ăn thật ngon tiếp đãi Chúa.
Lúc ấy, rất đông người đến nhà Ma- thê nghe Chúa Jêsus giảng đạo. Sau khi chuẩn bị nước uống xong, Ma- ri cũng ngồi  ở đó và say sưa nghe Chúa giảng dạy. Từng lời dạy của Chúa thấm sâu vào lòng, niềm vui tràn ngập tâm hồn cô. Những lo âu phiền muộn đã tan biến. Đôi mắt cô đỏ hoe vì được khóc trong vui sướng. Say mê lắng nghe lời Chúa, Ma-ri không nhớ đến việc phụ với  chị Ma-thê nấu thức ăn tiếp đãi Chúa
Ma- thê làm hết việc này sang việc nọ mà vẫn không thấy Ma-ri đâu cả. Chỉ có một mình với biết bao nhiêu là việc, làm quần quật vẫn chưa xong. Cô bực mình vì Ma-ri thản nhiên ngồi nghe Chúa giảng mà không phụ giúp với cô. Cô đến gần Chúa Jêsus và khẽ nói: “Lạy Chúa, em tôi để mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi”. Có lẽ khi Ma-thê nói như vậy, chắc Chúa sẽ khen cô giỏi và bảo Ma-ri phụ giúp với cô chăng? Chúng ta xem Chúa Jêsus trả lời thế nào nhé! Ngài đáp rằng: Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi chịu khó và lo lắng về nhiều việc, nhưng chỉ có một việc cần mà thôi, đó là việc lắng nghe lời Chúa dạy. Ma-ri đã lựa phần tốt là phần không có ai cất lấy được.
 Mục đích Chúa Jêsus đến là để giảng lời Đức Chúa Trời cho mọi người chứ không phải đến để dự tiệc. Ma-thê sốt sắng tiếp đón Chúa nhưng quên điều này. Còn Ma-ri đã ưu tiên cho việc nghe lời Chúa nên việc cô chọn là việc tốt nhất không ai có thể chiếm lấy được.
Mỗi ngày các em cũng có rất nhiều việc phải làm như: học bài, làm bài, làm việc nhà giúp mẹ…Nhưng đừng quên ưu tiên số một là học lời Chúa, nghe lời Chúa. Đó là việc ích lợi cho tâm linh, không ai có thể cướp lấy được. Hãy noi theo gương của Ma-ri các em nhé.
Câu hỏi:
1/ Khi Chúa Jêsus đến làng Bê-tha-ni, ai đã ra đón Ngài?
2/ Ma-thê đã làm gì để tiếp đãi Chúa? Còn Ma-ri thì sao?
3/ Khi thấy Ma-ri không phụ giúp mình thì Ma-thê đã nói gì với Chúa?
4/ Chúa Jêsus đã trả lời như thế nào về công việc của Ma-thê và Ma-ri?
5/ Theo em việc nào là tốt nhất mà không ai có thể dành lấy được?
Bài hát: NGƯỜI LÀM-NGƯỜI NGHE (bài 36 quyển “Chúng em vui hát”)
Một người làm, một người ngồi lắng nghe
Một người làm, một người ngồi để nghe
Ma-thê đang làm, Ma-ri cứ ngồi nghe
Ma-thê phàn nàn, Ma-ri vẫn ngồi nghe
Nghe lời, nghe lời Chúa dạy khuyên
Nghe lời, nghe lời Chúa dạy khuyên
Nghe lời, nghe lời Chúa truyền rao
Chúa muốn chúng mình ngồi lắng nghe rồi làm.
Đóng kịch: cho các em đóng kịch theo nội dung câu chuyện, để các em tự do sáng tạo, có thể tưởng tượng câu chuyện theo bối cảnh thời hiện đại.
Trò chơi: Chạy đua “Ma-thê và Ma-ri” Cho các em đứng xếp thành một hàng phía cuối lớp (nếu chơi ngoài sân càng tốt). Khi cô hô “Ma-thê” thì các em sẽ chạy đến vạch đích rồi chạy trở về chỗ xuất phát, rồi chạy lên vạch đích cho đến khi cô hô “Mari” thì cả lớp đột ngột dừng lại đứng yên tại chỗ. Khi cô hô “Ma-thê” thì các em tiếp tục chạy. Có thể chơi trò này trước khi học bài. Cho các em chạy rồi dừng khoảng vài lần đến khi mệt rồi thì ngồi xuống lắng nghe bài học.


Bài 12: BỮA TIỆC TẠI NHÀ NGƯỜI PHARISI
Kinh Thánh: Lu-ca 14: 1-14
Câu gốc: Lu-ca 14:11
Ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên
Mục đích: Dạy các em phải khiêm nhường.
Kể chuyện:
Vào ngày Sabát, một trưởng lão dòng Pharasi mời Chúa Jêsus tới nhà dùng bữa. Đây không phải là lòng hiếu khách chân tình,mà là dịp để ông và các bạn ông tìm cách bắt lỗi Ngài.
Tại đó, Chúa Jêsus gặp một người mắc bệnh thủy thũng. Mặt người này sưng húp lên, chân tay cũng phù to ra. Ông nói năng chậm chạp, bước đi nặng nề, thật rất đáng thương. Chúa Jêsus đã đọc được suy nghĩ của những thầy thông giáo và người Pha-ri-si, nên Ngài hỏi họ rằng: Theo luật pháp, trong ngày Sa bát có nên chữa bệnh hay không? Thật ra họ rất muốn nói không, nhưng tất cả đều làm thinh.
Chúa Jêsus gọi người bệnh đến, chữa lành rồi cho ra về. Đối với Ngài, đây là công việc đáng làm dù là ngày Sa bát. Người bị bệnh đã được chữa lành, lòng mừng vui sung sướng đi về nhà mình. Còn những thầy thông giáo và người Pha-ri-si bực tức khó chịu. Họ nghĩ rằng: Chúa Jêsus chữa bệnh trong ngày sa bát là phạm luật pháp. Vì đối với họ, ngày sa-bát là ngày nghỉ không được phép làm việc gì. Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Nào có ai trong các ngươi, đương ngày sa bát nếu có con trai hay là bò mình té xuống hố mà không kéo lên chăng? Mặc dù họ không đối đáp được gì về điều đó, nhưng trong lòng càng tức giận Ngài hơn nữa.
 Kế đó, Chúa Jêsus bước vào bàn tiệc. Ngài thấy những người được mời đều là những người giàu có. Họ tưởng mình cao trọng nên chọn chỗ cao mà ngồi. Ngài bèn phán cùng họ ví dụ nầy: "Khi người ta mời ngươi dự tiệc cưới, đừng ngồi chỗ cao nhất, e rằng trong những khách mời có ai tôn trọng hơn ngươi. Người chủ tiệc sẽ đến nói với ngươi: Hãy nhường chỗ cho người nầy ngồi, lúc ấy ngươi sẽ hổ thẹn vì phải xuống ngồi chỗ cuối cùng.  Nhưng khi ngươi được mời, hãy ngồi chỗ cuối, để khi người chủ tiệc đến nói với ngươi: Bạn ơi, xin mời ngồi lên chỗ cao hơn, thì ngươi sẽ được tôn trọng trước mặt những người cùng bàn với mình.  Bởi vì ai tự nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống; còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên.”
Theo phong tục thời ấy, các buổi tiệc thường cũng mở cửa cho những người nghèo vào để hưởng thức ăn thừa. Ngài bèn phán với người mời Ngài rằng: “Khi ngươi đãi ăn trưa hoặc ăn tối, đừng mời bạn hữu, anh em, bà con hay xóm giềng giàu có, e họ cũng mời lại mà trả ơn cho ngươi.  Nhưng khi ngươi đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù, thì ngươi sẽ được phước, vì họ không có thể trả ơn cho ngươi. Đến ngày người công chính sống lại, ngươi sẽ được đền ơn.”
Chúa Jêsus đã dạy chúng ta bài học: muốn được tôn trọng thì phải biết khiêm nhường. Muốn được giàu có trong nước đời đời thì phải đầu tư ngay trong đời này bằng cách giúp những người nghèo khổ, khốn khó, đui mù… Chính Ngài sẽ thưởng cho chúng ta trong nước đời đời của Ngài.
Câu hỏi:
1/ Chúa Jêsus dùng bữa tại nhà người Pha-ri-si vào ngày nào?
2/ Luật ngày Sabát của người Do Thái là gì?
3/ Chúa Jêsus đã làm việc gì mà người Pha-ri-si tức giận?
4/ Những người nào được chủ nhà mời dự tiệc?
5/ Chúa Jêsus nói gì với chủ nhà về việc đó?
6/ Qua câu chuyện trên em được dạy dỗ điều gì?


Khiêm nhường hay kiêu ngạo?
Các bạn nhỏ trong những trường hợp sau là khiêm nhường hay kiêu ngạo?
{Giáo viên có thể viết từng câu lên những tấm card nhỏ rồi cho từng em đọc lên}

Dũng chạy thật nhanh về nhà. Hôm nay bài toán của Dũng được 10 điểm. Dũng cảm ơn mẹ vì tối qua mẹ đã nhắc nhở Dũng học bài.

        Bạn Tâm vào lớp và nhìn quanh các bạn gái khác. Không ai có chiếc váy đẹp như của Tâm cả. Không thể chờ đợi được nữa, Tâm đã kêu các bạn lại để khoe về chiếc váy đẹp của mình.

Bạn Cường biết rằng cha mẹ mình rất giàu, lúc nào cũng cho bạn nhiều tiền. Nhưng tất cả bạn bè đều bảo là Cường rất tử tế, chứ không cư xử hách dịch.
Liên học giỏi ở trường , lại còn là trưởng đội thể thao nữa, và Liên có nhiều bạn bè. Bây giờ Liên không cần đến Chúa Jêsus.



Khi Danh bước vào nhà của bạn, Danh thấy mọi thứ đồ đạc đều cũ kỹ và bụi bặm. Danh cười và nói: “Đồ đạc ở nhà mình đẹp hơn đồ của bạn nhiều!”





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét